Brand Marketing là gì? Cách Xây Dựng Brand HIỆU QUẢ 2023
“Brand marketing là gì?” thu hút sự quan tâm rất nhiều doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai. Brand Marketing là một trong những khía đơn vị cần triển khai đẩy mạnh doanh thu cũng như quy mô hoạt động. Làm thế nào để có được một chiến lược marketing thượng hiệu đỉnh cao? Muốn biết thêm chi tiết, hãy cùng Focus OOH tìm hiểu về marketing brand từ A-Z!
BRAND MARKETING LÀ GÌ?
Brand Marketing là khuynh hướng chủ yếu marketing hiện đại. Brand mkt bao gồm hoạt động xây dựng, tiếp thị giá trị vô hình như tên, uy tín thương hiệu, giá thành sản phẩm,…giúp thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng. Brand mkt giống như một chiếc cầu kết nối cảm xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả.
Brand mkt cần hướng đến việc xây dựng mối quan hệ bền vững với người dùng mục tiêu, dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ những giá trị chung cả về mặc lợi ích lẫn cảm xúc, tạo ra sự khác biệt lớn hay gọi cách khác là thương hiệu duy nhất. Đồng thời, tạo ra những tương tác thường xuyên ở mặt truyền thông cùng với sự nhất quán và cam kết.
VAI TRÒ BRAND MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP?
Branding Marketing có vai trò quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp lớn, có sẵn một đội ngũ xây dựng để phục vụ công việc truyền thông thương hiệu và sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm ra đời phải có một chiến lược thương hiệu riêng biệt, chung quy vẫn về một thương hiệu tổng thể. Với doanh nghiệp nhỏ thì nên lồng ghép giữa các thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp để phát triển và hỗ trợ nhau.
PHÂN BIỆT BRAND MARKETING VÀ TRADE MARKETING
Xét về bản chất, hai khái niệm brand marketing và trade marketing có sự khác biệt rõ rệt:
-
Brand giúp thương hiệu đi sâu vào trong tâm trí khách hàng, làm “trade” giúp thương hiệu giành lợi thế tại các điểm bán hàng truyền thống và hiện đại.
-
Trade marketing tập trung truyền tải giá trị thương hiệu thông qua nghiên cứu thị trường, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông tại điểm bán.
-
Brand marketing làm khách hàng nhớ, tin tưởng, gắn bó, yêu thương thông qua bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông.
Brand Marketing và Trade Marketing luôn có mối quan hệ rất thân thiết, gắn bó tổng thể chiến lược chung doanh nghiệp và mục tiêu sau cùng là đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng nhanh chóng làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Một doanh nghiệp muốn phát triển toàn diện, vững mạnh trong “ thương trường là chiến trường” thì không nên thiếu cả brand marketing và trade marketing.
BRAND MARKETING LÀM GÌ?
Để đứng vững trên thương trường và đánh bại đối thủ cạnh tranh, hầu như doanh nghiệp nào cũng có chiến lược marketing brand hiệu quả. Muốn có một chiến thuật marketing thương hiệu đỉnh cao nhất định không bỏ sót bỏ lỡ những công việc cần làm sau:
1. Thấu hiểu tâm lý người dùng mục tiêu
Yếu tố đầu tiên, mà nhà marketing hay doanh nghiệp nào cũng phải bắt buộc thực hiện đó chính là thấu hiểu và thỏa mãn được như cầu khách hàng. Bạn cần phải nhận diện đúng và thấu hiểu chân dung người tiêu dùng mục tiêu.
Không chỉ thấu hiểu về nhân khẩu học, hành vi, thái độ, mà phải hiểu cả về lối sống, thói quen tiếp cận truyền thông internet, thói quen sử dụng ngành hàng, động cơ, tác động, rào cản sự lựa chọn.
Insight được hiểu là một sự thầm kín, sâu sắc, ẩn giấu trong tâm trí người tiêu dùng, mà khi chạm vào đó, doanh nghiệp sẽ khiến cho họ thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà bạn mong muốn. Hiểu đúng insigh là yếu tố cực kỳ quan trọng cho những bước tiếp theo bạn xây dựng thương hiệu đấy.
Xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn đang hướng đến đoạn thị trường nào. Bạn cần đào sâu nghiên cứu nhu cầu và lựa nhóm người mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Như vậy quá trình xây dựng branding marketing sẽ đi đến thành công dễ dàng hơn. Kết quả khi xác định phân khúc thị trường mục tiêu đảm bảo 5 tiêu chí như: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách. Cứ dựa vào những yếu đó mà phân tích.
2. Hoạch định chiến lược thương hiệu
Xong bước thấu hiểu khách hàng, tiếp theo bạn cần lên kế hoạch định chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp cần hoạch định, thực thi chiến thuật với sự phân tích kỹ lưỡng về thử thách, cơ hội, đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, xác định trọng tâm cần giải quyết và đặt mục tiêu hiệu quả. Hai chiến lược phổ biến được chuyên gia đánh giá cao và được triển khai hiệu quả hiện nay như:
Bbrands vietnam luôn luôn mong muốn định vị thương hiệu một cách sắc nét nhất trong tâm trí khách hàng. Một chiến lược định vị tốt sẽ đánh dấu sự khác biệt có một không hai, tách biệt thương hiệu bạn ra khỏi đám đông, tạo dấu ấn tốt và dễ dàng thúc đẩy hành vi mua khách hàng hơn.
Ví dụ: Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã phát triển rất thành công với chiến lược nhượng quyền thương hiệu đã giúp công ty sở hữu hơn 30 cửa hàng với mật độ phủ sóng rộng cả nước, tập trung nhiều nhất TP.HCM, khẳng định được vị trí trên ngành cà phê và trong tâm trí khách hàng.
Các thương hiệu cùng một doanh nghiệp sẽ được định vị khác nhau, giữ vai trò chiến lược khác nhau trong danh mục thương hiệu. Sản phẩm nào là danh mục con, ai phòng thủ, ai mở rộng đều được phân ra rất rõ ràng.
Ví dụ: Unilever là một tập đoàn lớn đa quốc gia, có rất nhiều danh mục thương hiệu con được nhiều người dùng biết đến như: Dove, Clear, Omo, Vaseline,…
3. Thực thi marketing thương hiệu
Tiếp theo, là thực thi marketing thương hiệu được triển khai thông qua: phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông kích hoạt branding marketing.
Muốn tăng trưởng và phát triển vững mạnh không có công ty hay ngành hàng nào mà không tạo ra sản phẩm mới cả. Những sản phẩm mới được đầu tư nghiên cứu để ra đời sẽ kích thích tính tò mò và nhu cầu người dùng. Đồng thời, phải luôn cải tiến sản phẩm dù là bao bì, công thức, thông số kỹ thuật hay đột phá lớn cũng có tầm quan trọng về dài hạn và cần được đầu tư mỗi thay đổi mỗi năm,
Nhiệm vụ quảng cáo truyền thông là đưa thông điệp thông tin sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn. Doanh nghiệp ứng dụng chiến social media để quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí nhất. Kết quả truyền thông chính là tạo được độ nhận biết thương hiệu, thấu hiểu thông điệp, kích thích nhu cầu, gia tăng sự yêu thích, thúc đẩy hành vi mua,…
Phương tiện kỹ thuật số hay còn gọi là digital marketing có khả năng tiếp cận tương tự như truyền thông. Bên cạnh đó, tiếp thị số có khả năng tạo tương tác và kích hoạt với những trải nghiệm thực tế ảo, tiếp thị di động, khuyến mãi,…Lợi thế là bạn dễ dàng đo lường hiệu chỉnh và điều chỉnh trong một khoảng thời gian thật. Digital là một vũ khí lợi hại sắc bén thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chỉ cần doanh nghiệp hiểu chắc chắn sẽ rút ngắn được khoảng cách thành công ngay đấy.
Kích hoạt branding marketing được hiểu ở đây tạo ra trải nghiệm, cho người dùng được trực tiếp cảm nhận được” nghe-thấy-chạm-ngửi-nếm” để thật sự cẩm được thông điệp. Doanh nghiệp cần có sự nhuần nhuyễn giữa truyền thông và kích hoạt để tạo ra một chiến dịch thương hiệu toàn diện, tối ưu trải nghiệm, khả năng tiếp cận và ngân sách.
4. Hoạt động hỗ trợ marketing
Muốn brand marketing thành công bạn không thể nào thiếu đi hoạt động hỗ trợ từ kênh phân phối. Sản phẩm, thương hiệu bạn cần bao phủ trên nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý còn được gọi là cuộc chiến phân phối. Làm cách nào đó để sản phẩm thương hiệu bạn có được sự ủng hộ nhiều nhà bán lẻ và được trưng bày nổi bật để khách hàng lựa chọn. Muốn brand mkt bạn được nhiều người biết tới thì cần đẩy mạnh những hoạt động sau.
Bất kỳ sản phẩm thương hiệu nào dù có tốt đến mấy nhưng không đến được tay người tiêu dùng thì càng trở nên vô nghĩa. Không phải hệ thống phân phối đến khách hàng càng lớn càng tốt mà phải có chiến lược phân phối thông minh theo khu vực có đối tượng mục tiêu. Trong khi thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh, doanh nghiệp cần tối ưu hóa hệ thống vừa đúng hướng thương hiệu vừa phù hợp với thị trường và tối ưu chi phí vận hành.
Sử dụng chiến thuật trade marketing chiến thắng người mua tại điểm bán, mang lại lợi ích cho nhà bán lẽ. Đồng thời, giúp bạn xây dựng thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng.
5. Đo lường và tối ưu hiệu quả
Đo lường là bước cực kỳ quan trong nhưng có rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua bước đó. Việc đo lường nằm hiệu quả cuối cùng nằm ở doanh số bán được nhưng bạn cần thêm chỉ số đo lường khác, để biết được gốc rễ vấn đề xảy ra ở đâu, như thế nào và cần làm gì để khắc phục. Mỗi khi đó lường và tối ưu hiệu quả giúp cho bạn nhìn nhận ra rất nhiều vấn đề để từ đó cải thiện cho những chiến dịch về sau hiệu quả hơn. Một vài thông số cho bạn thực hiện đo lường như: Đo lường mức độ phủ sống trên thị trường, đo lường hành vi người tiêu dùng.
5 KỸ NĂNG QUẢN TRỊ BRAND MARKETING
Để trở thành người quản trị thương hiệu giỏi bạn phải có một trong các kỹ năng sau:
1. Phân tích đối thủ
Thực hiện tốt việc nghiên cứu đối thủ, những người mê làm brand marketing cần phải xem xét tất cả dữ liệu liên quan đến hoạt động quản trị, thường được chia làm 3 loại chính:
-
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Sản phẩm/dịch vụ cùng ngành hàng.
-
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề khách hàng.
-
Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Thường dựa trên quan điểm người tiêu dùng.
2. Định vị thương hiệu
Thu nhập dữ liệu quan trong từ đối thủ, sáng tạo thông điệp ngắn gọn, trực quan nhưng phải đảm bảo khác biệt so với đối thủ doanh nghiệp. Định vị được chia làm 3 thành phần chính:
-
Audiencen: Khán giá, đối tượng, thương hiệu muốn tiếp cận.
-
Value props: Gía trị thương hiệu mang đến cho khách hàng.
-
Voice and persona: Thương hiệu giao tiếp với khách hàng.
-
Phân tích cạnh tranh, tạo điểm khác biệt so với đối thủ, làm nên tính khác biệt.
3. Xây dựng chiến lược thương hiệu
Người làm Branding Marketing kiến thức và kinh nghiệm dày dạn về chiến lược thương hiệu xây dựng nguyên tắc tổng thể, đảm bảo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hỗ trợ thương hiệu hiện tại và tương lai. Xây dựng chiến lược brand marketing một trong những kỹ năng quan trongh người làm Marketing. Ví dụ, như thương hiệu dove với một số dòng sản phẩm, tôn lên được vẻ đẹp đích thực: " Real Beauty" đã cho ra chiến lược sử dụng người mẫu mang nét đẹp khác với quy chuẩn truyền thống như người da màu, phụ nữ nhiều tuổi,...
4. Quản lý thương hiệu
Lên chiến lược thương hiệu hoàn hảo cần phải có tư duy tổng thể, không thể thiếu những công việc ở cấp độ chi tiết. Người làm Brand Marketing phải có kỹ năng quản lý thương hiệu tốt, liên hệ đến những việc thực hiện nguyên tắc từng cấp độ, bộ phận, trường hợp cụ thể nhất.
Một Marketing Brand phải giải quyết được một số câu hỏi sau:
-
Hợp tác KOL để quảng bá thương hiệu có giúp ích cho nhãn hàng hay không?
-
KOL này có phù hợp với thông điệp quảng cáo này hay không?
-
Logo màu sắc thông điệp là cách tốt nhất để thể hiện cảm nhận.
5. Quản lý dự án
Người làm Marketing thương hiệu phải đảm bảo được tính xuyên suốt dự án, từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông, phải có kỹ năng quản lý dự án, tư duy một cách logic. Nếu không có một quy trình bài bản, thông số phân phối rõ ràng, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ, mất kiểm soát.
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG & GIẢI TRÍ FOCUS
Tiên Phong - Sáng Tạo - Hiệu Quả
HOTLINE : 0903 05 05 05 (Mr. Cường)
EMAIL : cuongph@focusooh.com.vn
Website: https://focusooh.com.vn/
Add : Stellar Garden Bulding, 35 Le Văn Thiem, Thanh Xuan, Ha Noi
#pano, #bangbientamlon, #quangcaongaitroi, #bangbienhanoi